Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

Em bị đau tinh hoàn bên trái có cách nào chữa trị?

Em bị đau tinh hoàn bên trái do bị va đập mạnh, không biết có làm sao không. Mong bác sĩ giải đáp giúp em với, em đang lo lắng quá.

Bị đau tinh hoàn bên trái do đâu?

Nguyên nhân chủ yếu khiến cho em bị đau tinh hoàn bên trái có thể là do một trong các nguyên nhân sau đây:
- Bị xoắn tinh hoàn: đây là trường hợp khá phổ biến, chủ yếu do máu lưu thông không tốt, không thể tới được vị trí của tinh hoàn khiến cho tinh hoàn bị đau nhức, khó chịu.
- Bị giãn tĩnh mạch thừng tinh hoàn trái, người bệnh thường cảm thấy đau khi tĩnh mạch bị giãn mạnh.
- Bị viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn bên trái khiến cho tinh hoàn bên trái bị đau, bỏng rát
- Bị ung thư tinh hoàn, khi khối u phát triển mạnh ở bên trái sẽ gây ra hiện tượng như em bị đau tinh hoàn bên trái đang gặp. Ngoài ra còn kèm theo triệu chứng sốt kéo dài, khi sờ vào tinh hoàn thấy có u nổi lên.
>>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây đau tức tinh hoàn và bụng dưới

Bị đau tinh hoàn bên trái phải làm sao?

Trường hợp em bị đau tinh hoàn phải làm sao cần dựa vào nguyên nhân gây ra, theo các chuyên gia có các cách điều trị đau tinh hoàn trái như sau:
- Nếu đau tinh hoàn trái do bị viêm nhiễm gây ra thì có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh để chữa trị, loại bỏ các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm.
- Với trường hợp do bị xoắn tinh hoàn thì sẽ áp dụng biện pháp tiểu phẫu để cố định lại thừng tinh, giúp máu lưu thông đến tinh hoàn kịp thời.
- Nếu bị đau nhói một bên tinh hoàn trái do bị chấn thương, va đập vào tinh hoàn thì có thể giảm đau và sưng tức thời bằng cách chườm ấm, chườm đá lên chỗ bị sưng đau. Tuy nhiên, bạn vẫn nên sớm đến thăm khám, điều trị tổn thương, tránh những trường hợp có thể gây hoại tử.
Trước hết, em vẫn chưa nêu rõ triệu chứng, biểu hiện khi bị đau tinh hoàn bên trái của mình. Vì thế bác sĩ rất khó nắm bắt. Lời khuyên là nên đi khám chuyên khoa để tìm rõ nguyên nhân thì mới có cách khắc phục hiệu quả triệt để được.

Em bị đau tinh hoàn bên trái phải làm sao hi vọng những lời giải đáp trên đây từ bác sĩ chuyên khoa đã có thể giúp bạn nhận ra nguyên nhân và sớm tìm cách điều trị bệnh.

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

Hẹp bao quy đầu ở trẻ 6 tháng tuổi có gì nguy hiểm không?

Tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ 6 tháng tuổi là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên mà hầu như bé trai nào cũng gặp phải. Cha mẹ không nên quá lo lắng mà có thể khắc phục cho con bằng các cách sau.

Tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ 6 tháng tuổi phải làm sao?

Phần bao quy đầu thường xuất hiện khi trẻ còn sơ sinh và sẽ tự tách ra khi trẻ đến độ tuổi nào đó. Tuy nhiên khi bị hẹp bao quy đầu ở trẻ 6 tháng tuổi thì phần bao này không thể tự tách ra được và có thể gây ra các bệnh về viêm nhiễm đường sinh dục cho trẻ. Số trẻ bị hẹp bao quy đầu trong khoảng 6 tháng đầu chiếm từ 70-90 % nên có thể thấy đây là hiện tượng khá phổ biến mà bất cứ trẻ nam nào cũng có thể gặp.
Nếu trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý thì cha mẹ có thể yên tâm là đến khi khoảng 3 tuổi là bề mặt da sẽ bong ra tạo thành lớp bợn tích tụ dưới bao quy đầu và khiến bao quy đầu tự tách ra. Tỉ lệ trẻ bị hẹp bao quy đầu sẽ giảm dần theo độ tuổi và chỉ còn chưa đến 1% trẻ đến 16 tuổi vẫn bị hẹp bao quy đầu.
Đối với tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ 6 tháng tuổi thì các bác sĩ khuyên nên áp dụng các giải pháp tự nhiên, chứ chưa nên thực hiện nong bao quy đầu cho con vì các cách này có thể để lại những biến chứng không mong muốn, nhất là khi trẻ còn nhỏ và nếu nguyên nhân hẹp do sinh lý thì càng nên áp dụng cách tự nhiên hơn.
>>>> Tư vấn: Trẻ 3 tháng tuổi bị hẹp bao quy đầu có sao không?
Để chữa hẹp bao quy đầu ở trẻ 6 tháng tuổi cha mẹ có thể áp dụng cách sau:
- Thực hiện kéo căng da quy đầu mỗi ngày cho bé từ 2-3 lần và kéo dài từ 1-2 tháng tùy mức độ. Khi thực hiện kéo bao quy đầu, cha mẹ nên dùng dầu dưỡng cho trẻ hoặc các loại dầu dưỡng cơ thể như một chất xúc tác bôi trơn. Sau đó nhẹ nhàng kéo da quy đầu về phía trước 1-2 lần rồi lại lặp lại động tác về phái sau. Giữ tư thế này trong vài phút và cần để ý cảm xúc của bé có bị đau hay không, có thể chịu được lực kéo hay không. Nên thực hiện động tác này khi đang cho bé tắm để dễ dàng và thuận tiện hơn cho mẹ, bé cũng thấy dễ chịu hơn.
- Kéo bao quy đầu kết hợp bôi thuốc mỡ Betamethasone 0,05%. Cách thực hiện là bôi thuốc mỡ vào phần bên trong và bên ngoài của bao quy đầu rồi nhẹ nhàng kéo lên xuống vài lần như cách kéo da quy đầu bên trên.
Những giải pháp này được khuyên nên áp dụng cho trẻ bị hẹp bao quy đầu dưới 4 tuổi vì nó có thể chữa trị nhẹ nhàng, không gây tổn thương. Tuy nhiên, cách này lại đòi hỏi cha mẹ phải có sự kiên trì, tỉ mỉ và nhẹ nhàng hết sức có thể. Sau khoảng 2 tháng áp dụng nếu không có kết quả thì nên cho con đi khám và có thể là thực hiện nong bao quy đầu theo chỉ định từ bác sĩ.
>>>> Bé 4 tuổi bị hẹp bao quy đầu phải làm sao >> Xem tại đây

Hẹp bao quy đầu ở trẻ 6 tháng tuổi là hiện tượng bình thường, cha mẹ không nên quá lo lắng, chỉ cần áp dụng một số cách tự nhiên, đơn giản là có thể giúp con khắc phục hoàn toàn tình trạng này.

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

Tại sao lại bị đau đầu phía sau bên trái?

Đau nửa đầu phía sau bên trái thường xuất hiện bất ngờ, không có dấu hiệu báo trước và có thể gây ra những cơn đau nhói rất mệt mỏi. Vậy nguyên nhân triệu chứng này là do đâu?

Đau nửa đầu phía sau bên trái nguyên nhân do đâu?

Đau nửa đầu được biết đến là bệnh lý do căn nguyên mạch gây ra với đặc điểm là gây ra những cơn đau nhói đầu phía bên trái và lan ra phía sau. Triệu chứng này lại thường gặp ở những người trẻ tuổi. Những nguyên nhân hàng đầu có thể gây ra những cơn đau nửa đầu sau bên trái đó là:
- Cơ thể thay đổi để thích ứng với sự thay đổi của môi trường, thời tiết hay thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ trong thời gian mang thai, kinh nguyệt.
- Nguyên nhân do những loại thực phẩm hằng ngày. Mặc dù điều này chưa được y khoa chứng minh rõ ràng, nhưng một số hoạt chất có trong thực phẩm cũng có khả năng gây kích ứng những cơn đau. Thiếu nước, mất nước cũng có thể dẫn đến những cơn đau nửa đầu phía sau bên trái.
- Ngoài ra, đau nửa đầu phía sau bên trái còn do một số bệnh lý về hệ thần kinh như: thiếu máu não, u não, thoái hóa đốt sống cổ, đau nửa đầu,...

Lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa cho người bị đau nửa đầu phía sau bên trái

Để điều trị bệnh đau nửa đầu phía sau bên trái có thể dựa vào 3 điểm là phòng ngừa, điều trị và tránh các yếu tố kích hoạt. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng sẽ có những hướng điều trị cụ thể, thích hợp.
- Với những trường hợp bị đau do đau nửa đầu mãn tính gây ra thì việc điều trị thuốc cắt cơn đau là cần thiết. Thuốc sẽ có hiệu quả hơn nếu như được điều trị sớm, giúp cho tần suất và cường độ đau giảm đi nhiều.
- Điều trị bằng các loại thảo dược, thuốc đông y cũng có thể dứt cơn đau hiệu quả, nhưng còn tùy vào từng trường hợp, nguyên nhân gây ra triệu chứng mới có thể áp dụng. Trong đó feverfew là loại thảo dược được sử dụng khá phổ biến trong điều trị đau nửa đầu.
- Nếu người bệnh có biểu hiện đau nửa đầu phía sau bên trái kéo dài, không thuyên giảm trong vòng 72 giờ thì cần đến bệnh viện ngay để được điều trị dứt điểm bệnh.
- Quan trọng nhất để ngăn ngừa triệu chứng này quay lại cần xuất phát từ chính người bệnh. Người bệnh cần có tâm lý thoải mái, tránh tình trạng mệt mỏi, stress. Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Người bệnh cũng nên tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe, bệnh sẽ không có cơ hội tái phát.

Đau nửa đầu phía sau bên trái không đáng lo ngại nếu như được phát hiện sớm và chữa trị tận gốc nguyên nhân. Kết hợp với sự chủ động phòng ngừa từ người bệnh thì có thể điều trị bệnh dứt điểm.