Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

Bệnh teo cơ mông - Những điều cần lưu ý về triệu chứng và cách chữa

Dấu hiệu ban đầu của bênh teo cơ mông đó là cơ vùng mông bị giảm đi rõ rệt. Mọi hoạt động liên quan đến cơ mông như đứng lên ngồi xuống đều gặp khó khăn.

Với cơ mông là cơ lớn nhất trên cơ thể- cũng là cơ chính giúp cho việc chạy, leo cầu thang
Với bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu về các nguyên nhân chủ yếu gây ra bện teo cơ mông
  • Viêm khớp vùng chậu: Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh để, thời kì sau sinh hoặc mang thai do người bệnh mắc các bệnh về tiết niệu, tiêu hóa….. Bệnh này nếu không chữa trị kịp thời dẫn đến mãn tính đồng thời có thể lan ra và gây tổn thương đến các dây thần kinh tọa từ đó làm cho cơ mông và cơ đùi của phụ nữ bị teo.
  • Ngồi nhiều: Việc bạn ngồi làm việc cả ngày dẫn đến các cơ ở vùng mông bị đóng chặt, máu không lưu thông tốt ở dưới da,làm thiếu hụt collagene. Đồng thời việc bạn ngồi trong thời gian dài khiến mông của bạn càng ngày càng xẹp hơn.
  • Đái tháo đường: Đây là một bệnh lý thần kinh dẫn đến sự hoại cơ, với việc hoại cơ sẽ ảnh hưởng đến vùng mông, cẳng chân và đùi. Đồng thời với chứng bệnh này, các sức cơ ở chi dưới bị giảm đi, sự phản xạ cũng vậy và có thể khiên người bệnh bị sút cân.
  • Chạy bộ không đúng cách khiến bạn bị teo mông: Theo thống kê thì trong số các vận động viên của môn chạy có tới gần 50% các vận đông viên thường bị dinh các chấn thương như gãy đàu gối, nhức cơ ở quanh xương ống chân đặc biệt là triệu chứng” mông chết” . Đối với các bạn chạy bộ bình thường cũng chỉ quan tâm số km mà mĩnh đã chạy chứ không quan tâm đến vấn đề chạy bộ đã đúng cách hay chưa. Việc bị bệnh mông chết chính là viêm gân cơ mông mãn tính nếu để kéo dài có thể dẫn đến tổng thương ở hông và khả năng vận động.
  • Khi tiêm thuốc vào cơ: Teo cơ do nguyên nhân tiêm thuốc thường do xơ hóa cơ do thuốc, các loại thuốc dùng để trị bện đa khớp dạng thấp , bệnh da dị ứng…. Có thể làm teo cơ, yếu cơ hoặc dễ bị gãy xương
Trên đây là các tìm hiểu mà chúng tôi có được, hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp đỡ được các bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào bạn có thể liên hệ tới khoa thần kinh của Bệnh viện đa khoa An Việt để được các bác sỹ giải đáp cụ thể nhất nhé !

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

Bệnh đau nửa đầu có nguy hiểm không? Những điều cần lưu ý

Liệu bệnh đau nửa đầu có nguy hiểm không? Những triệu chứng đi kèm mà bạn cần phải lưu ý. Lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa.

1. Đau nửa đầu là gì? Bệnh đau nửa đầu có nguy hiểm không?

Đau nửa đầu là một loại bệnh thuộc thần kinh mà có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là do thiếu máu lên não, stress,... Gây ra. Đây được cho là căn bệnh khá lành tính và hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tuy nhiên không vì vậy mà có thể chủ quan, khi đau nửa đầu đi kèm theo một số triệu chứng thì nó không còn đơn giản là căn bệnh lành tính nữa mà có thể là tiềm tàng của một số bệnh lý nguy hiểm khác. Vậy đau nửa đầu có nguy hiểm không?
Đau nửa đầu có thể có những dấu hiệu báo trước như đột nhiên đau nhói một bên đầu, có thể lan sang vai váy, tâm trạng tồi tệ, lúc nào cũng cáu gắt, mẫn cảm với ánh sáng và tiếng ồn, người luôn mệt mỏi khó chịu. Nhiều người có thể gặp các triệu chứng về thính giác và thị giác như thấy chớp nhoáng trước mặt, điểm mù,... Những triệu chứng này tuy không gây nguy hiểm ngay tức thời nhưng về lâu dài không được chữa trị sẽ khiến sức khỏe của bạn suy yếu nhanh chóng.
Bệnh đau nửa đầu có nguy hiểm không nếu xuất hiện những triệu chứng sau thì bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.
- Những cơn đau nửa đầu kéo dài quá 3 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí còn nặng hơn
- Những cơn đau đột ngột xuất hiện, đau choáng váng không thể chịu được
- Mặc dù đã uống thuốc giảm đau và thuốc đặc trị đau nửa đầu nhưng vẫn không thấy bệnh thuyên giảm.
- Đau nửa đầu kèm theo triệu chứng sốt cao, đau nửa đầu buồn nôn, nôn mửa, nghiêm trọng hơn là đột quỵ, không thể nói, động kinh,...
Ngoài những trường hợp trên thì những người lớn tuổi bị đau nửa đầu cũng nên chú ý có thể gây ra nhiều biến chứng làm đột quỵ rất nguy hiểm.

2. Những cách chữa trị và phòng ngừa bệnh đau nửa đầu

- Những cách dân gian điều trị đau nửa đầu:
+ Massage, bấm huyệt có thể giúp cơn đau tan nhanh tức thời, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn, giảm bớt những căng thẳng đang gặp phải.
+ Châm cứu trên một số huyệt vị sẽ giúp giảm cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những địa chỉ châm cứu có uy tín và không nên hiểu làm đây là cách chữa trị tuyệt đối mà vẫn cần phải có sự hỗ trợ từ y khoa thì mới có thể chữa khỏi bệnh.
+ Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết nâng cao sức đề kháng, vitamin, ăn uống đủ bữa, đúng giờ.
+ Tập thể dục nâng cao sức khỏe, giải tỏa tâm lý, stress.
- Để điều trị bệnh đau nửa đầu triệt để nhất vẫn cần đến sự tiến bộ của y khoa hiện đại. Nếu có những triệu chứng đau đầu kéo dài thì tốt nhất nên đi khám sớm để tìm rõ nguyên nhân và được bác sĩ tư vấn cách điều trị triệt để.
>>> Tham khảo: "Đau nửa đầu bên trái phía sau" có nguy hiểm không?

Bệnh đau nửa đầu có nguy hiểm không rất khó có thể đoán trước. Mặc dù đa số các trường hợp là đau đầu lành tính nhưng cũng không loại trừ khả năng xuất hiện khối u hay do bệnh lý nguy hiểm gây ra.

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018

Những điều cần biết về chứng loạn cảm họng mà ít ai biết

Loạn cảm họng là triệu chứng rất khó nhận biết và thường bị nhiều người chủ quan, xem nhẹ. Bệnh để lâu có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh.

1. Loạn cảm họng là gì?

Loạn cảm họng là cảm giác mà người bệnh lúc nào cũng thấy như có vật gì mắc lại nơi cổ họng. Lúc nào cũng nghi ngờ mình bị hóc xương, có dị vật ở cổ nên hay khạc để cố gắng đẩy dị vật ra. Biểu hiện chung của người mắc chứng loạn cảm họng là hay thấy ngứa ngáy, khó chịu hóng, cảm thấy có vật vướng ngang cổ họng nhưng khi đi khám tai mũi họng thì lại không phát hiện vấn đề gì.
Nguyên nhân gây ra chứng loạn cảm họng chủ yếu là do:
- Thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh serotonin ở não chứ không phải do bất cứ bệnh lý nào liên quan đến họng như hóc dị vật hay đau họng.
- Người có những phản ứng nhạy cảm với họng sau thời gian bị đau họng dài.
- Người bệnh bị rối loạn cảm giác với chứng lo âu khiến người bệnh luôn có cảm giác nhân hóa một triệu chứng nào đó.

2. Loạn cảm họng triệu chứng rất dễ nhầm lẫn

Chứng loạn cảm họng được cho là một loại tâm thần thuộc nhóm bệnh lo âu. Bệnh rất dễ điều trị nhưng vấn đề là cả người bệnh và bác sĩ đều rất khó chẩn đoán ra bệnh mà thường quy về các bệnh lý về họng như đau họng, viêm amidan, khối u ở họng,... Nên khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Để điều trị chứng loạn cảm họng do đây là chứng bệnh về rối loạn lo âu nên các loại thuốc kháng sinh sử dụng để chữa các bệnh lý về họng thực sự không mang lại tác dụng và không cần thiết. Thông thường trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống trầm cảm 3 vòng (amitriptylin, clomiramin) hoặc nhóm thuốc SSRI (sertralin, paroxetin, fluoxetin). Nếu chẩn đoán đúng và sớm bệnh thì việc điều trị loạn cảm họng là rất đơn giản. Sau khi uống thuốc, người bệnh sẽ hết hẳn những cảm giác vướng ở cổ họng sau khoảng một vài tuần tùy mức độ nặng nhẹ của mỗi người. Tuy nhiên để điều trị bệnh dứt điểm thì cần phải có kế hoạch phòng ngừa bệnh tái phát ít nhất trong 36 tháng bằng thuốc amitriptylin uống sáng và tối hoặc setralin và olanzapin uống buổi tối.
Nếu muốn điều trị chứng rối loạn cảm họng, bệnh nhân có thể đến bệnh viện An Việt chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh dứt điểm sớm nhất có thể. Sau thời gian điều trị bằng thuốc, bệnh nhân sẽ sớm chấm dứt những triệu chứng khó chịu mà bệnh loạn cảm họng gây ra.
>>> Tham khảo: Những điều cần biết về chứng "rối loạn điện giải"

Loạn cảm hỏng không phải triệu chứng nguy hiểm nhưng gây rất nhiều khó chịu cho người bệnh và có thể ảnh hưởng về tâm lý lâu dài. Liên hệ ngay với bác sĩ bệnh viện An Việt theo hotline: 1900.2938 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa sớm nhất.

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

Những điều cần biết về bệnh teo cơ ở chân và cách chữa trị

Bệnh teo cơ ở chân không phải là trường hợp hiếm gặp. Có người bị teo chân bẩm sinh nhưng cũng có người do các nguyên nhân khác gây ra. Vậy có cách nào chữa trị được không?

Bệnh teo cơ ở chân là do đâu?

- Bệnh teo cơ ở chân do bẩm sinh: đây là sự rối loạn, khiếm khuyết thông tin gen khiến cho các cơ bị yếu dần đi, ngăn cơ thể hình thành protein cần thiết để nuôi dưỡng các cơ và làm cho cơ bị teo đi.
- Bệnh teo cơ ở chân cũng có thể do chân gặp những chấn thương như bong gân, đứt dây chằng, gãy xương chân,... Lúc này chân phải cố định trong thời gian dài hoặc do người bệnh sợ đau không vận động cũng khiến cho cơ chân bị yếu đi và dần teo nhỏ lại ở bên chân bị đau, cố định.
Bệnh teo cơ ở chân cũng khá dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường vì chân sẽ nhỏ đi khá nhiều so với kích cỡ bình thường. Bệnh có thể gây ảnh hưởng ở nhiều mức độ khác nhau, trường hợp nặng có thể làm mất khả năng hoạt động của chân và gây ra chứng bại liệt vĩnh viễn.
>> Tham khảo: Bệnh "teo cơ delta là gì" có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Cách điều trị bênh teo cơ ở chân hiệu quả

Hiện nay, vẫn chưa có biện pháp đặc trị nào khỏi hẳn teo cơ chân nhất là đối với trường hợp bẩm sinh. Khoa học vẫn đang tích cực nghiên cứu để cải thiện chức năng của cơ, khớp và làm chậm quá trình suy yếu cơ. Vậy có thể làm gì để điều trị bệnh?
Người bị bệnh teo cơ ở chân có thể tham khảo một số bài thuốc sau:
- Cháo thịt dê cùng đương quy và gừng giúp tăng cường cơ bắp, có thể ăn 2 bát cháo nhỏ/ ngày. Nên ăn khi cháo đang còn nóng hổi.
- Canh chân gò và đỗ trọng ninh dùng thay canh ăn hằng ngày cũng rất tốt cho cơ.
Ngoài ra, nên bổ sung các loại thức ăn chứa nhiều vitamin B và protetin cũng mang lại hiệu quả chữa bệnh khá tốt.
Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu giúp cơ sau thời gian dài ít được vận động được hoạt động trở lại. Phương pháp này đem lại hiệu quả rất tốt, tùy cơ địa mỗi người.
Khi có dấu hiệu chân bị teo nhỏ lại thì bạn nên đến thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa có uy tín. Bác sĩ sẽ dùng nghiệp vụ của mình để tìm nguyên nhân gây bệnh và kê đơn thuốc cho bạn. Một số trường hợp có thể phải áp dụng biện pháp tế bào hoặc gen để tái tạo lại cơ.
>> Tham khảo: Bệnh "viêm cơ mông" và cách chữa trị hiệu quả

Teo cơ ở chân là vấn đề khá nghiêm trọng nếu không có sự phát hiện và chữa trị kịp thời. Nên thăm khám và điều trị bệnh sớm để khôi phục lại chức năng bình thường cho đôi chân.

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2018

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh đau nửa đầu phía sau là gì?

Đau ­­nửa đầu phía sau gây ra những bất ổn về sức khỏe, khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Thực chất nguyên nhân gây đau là do đâu?

Đau nửa đầu phía sau cũng có thể là biểu hiện của bệnh đau đầu Migraine. Nếu như không điều trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như trầm cảm, mù lòa, đột quỵ…

1. Biểu hiện của bệnh đau nửa đầu phía sau

Đau nửa đầu phía sau kèm theo những biểu hiện như: Đau thường xuyên với cường độ khá cao, người bệnh có cảm giác sợ tiếng ồn, đôi khi lại có những cơn đau giật muốn đầu nổ tung
Tùy theo cơ địa và tính chất của cơn đau, cùng thời gian đau hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, đa số đều có chung một đặc điểm là cơ thể thường xuyên mệt mỏi và dễ sinh cáu gắt. Tâm trạng khôi tốt, muốn được nghỉ ngơi và công việc khó có thể tập trung được.

2. Nguyên nhân của hiện tượng đau nửa đầu phía sau

Do thói quen sinh hoạt thường ngày: Bạn thường xuyên bị đau nửa đầu vai gáy có thể là do căng thẳng, stress, làm việc quá sức và nghỉ ngơi không điều độ.
U não: Hiện tượng đau nửa đầu phía sau xuất hiện ngày càng nhiều và kèm theo triệu chứng ù tai thì cần hết sức lưu tâm vì điều đó có thể là cảnh báo bạn có khối u xuất hiện trong não bộ.
Thoái hóa đốt sống cổ: Thoái hóa đốt sống cổ cũng là nguyên nhân khiến cho bạn bị đau nửa đầu phía sau.
Bệnh đau nửa đầu Migraine: Đây là căn bệnh càng ngày xuất hiện nhiều hơn ở Việt Nam, gây các triệu chứng đau nhức ở một bên nửa đầu trái, phải, phía sau hay nhức đầu phía trước.

3. Phương pháp điều trị chứng đau nửa đầu phía sau

Để điều trị chứng đau nửa đầu phía sau trước tiên bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng lối sống khoa học.
Theo đó, bạn nên bổ sung cho mình các chất dinh dưỡng tốt cho hệ thần kinh như: Các loại vitamin B1, B2, B6 giúp chống rối loạn thần kinh ngoại vi và giúp giảm đau thần kinh rất hiệu quả.
Đồng thời, bạn cũng nên làm việc đúng tư thế, thường xuyên vận động khoảng 30-40 phút. Sẽ giúp bạn ngăn ngừa và khắc phục được chứng đau nửa đầu, cũng như phòng tránh được nhiều bệnh lý về thị giác, thần kinh và xương khớp.
Đau nửa đầu bên trái có nguy hiểm hay không còn tùy vào thể trạng và nguyên nhân của người mắc bệnh. Để biết được các thông tin chính xác hơn, bạn vui lòng liên hệ tới đường dây nóng 1900.3828 của khoa thần kinh Bệnh viện đa khoa An Việt để được các bác sỹ giải đáp cụ thể nhất cho bạn nhé!