Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Xây dựng thang bảng lương 2019 doanh nghiệp cần những nguyên tắc nào

Posted by hongrubi9 on 16:38 in | No comments

Để xây dựng thang bảng lương 2019 doanh nghiệp cần những yếu tố gì ?Có thể nói xây dựng thang bảng lương là trách nhiệm của doanh nghiệp, nhằm làm cơ sở tuyển dụng, sử dụng lao động và thỏa thuận mức lương đối với người lao động. Bài viết dưới đây hướng dẫn xây dựng thang bảng lương cho doanh nghiệp năm 2019 mới nhất .Mời bạn đọc theo dõi.


Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương cho doanh nghiệp năm 2019

Hiện nay, các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương được quy định tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP như sau:

- Xây dựng thang lương, bảng lương phải căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ;

- Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%;

- Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:

+ Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng;

+ Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

+ Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.


Mức lương thấp nhất (khởi điểm) khi xây dựng thang bảng lương (Bậc 1).

+ Đối với công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường (Lao động phổ thông): Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hiện hành (Được quy định tại Nghị định 141/2017/NĐ-CP)


Mức lương tối thiểu vùng hiện nay (áp dụng từ 01/01/2018). Như sau:

Vùng Mức lương
Vùng 1 3.980.000 đồng
Vùng 2 3.530.000 đồng
Vùng 3 3.090.000 đồng
Vùng 4 2.760.000 đồng


Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương – Bảng Mức lương tối thiểu vùng.

+ Đối với công việc đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề): Phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Cụ thể.
Vùng Cách tính Mức lương đối với lao động qua đào tạo
Vùng 1 3.980.000 + (3.980.000 x 7%) 4.258.600 đồng
Vùng 2 3.530.000 + (3.530.000 x7%) 3.777.100 đồng
Vùng 3 3.090.000 + (3.090.000 x 7%) 3.306.300 đồng
Vùng 4 2.760.000 + (2.760.000 x 7%) 2.953.200 đồng

Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương. – Bảng Mức lương tối thiểu vùng đã qua đào tạo.


+ Đối với công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

+ Mức lương của công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Như vậy với những thông tin mà chúng tôi đưa ra bạn hoàn toàn có thể giải đáp thắc mắc cách xây dựng thang bảng lương như thế nào.

Nguồn: https://bhxhhn.blogspot.com/2019/08/review-thang-bang-luong-2019-doanh.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét